Ngành Thú y đạt tới 85,2%, trong các nhóm ngành có tỉ lệ sv tốt nghiệp ra trường có việc làm và có mức thu nhập cao.
Nhiều ngành học có cơ hội việc làm cao khi ra trường
Theo thầy Giang, phòng tuyển sinh và truyền thông của Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định cho biết mỗi năm có khoảng 310.000 SV tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực quan trọng của quốc gia.
Theo thống kê các lĩnh vực, ngành đào tạo có SV tốt nghiệp từ 10.000 người trở lên là: Quản trị kinh doanh 50.00, Y Dược 22.000; Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 21.000; Công nghệ kỹ thuật 19.000; Nhân văn 16.500; Khối kỹ thuật 14.400; Công nghệ thông tin 20.000; Kiến trúc và xây dựng 12.000
Cụ thể, số liệu năm 2021 cho thấy, nhóm ngành bao gồm ngành Dịch vụ vận tải đạt 89,2% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm ngay, còn việc làm ngành Y Dược đạt 85,4%, ngành Thú y đạt 85,2%, Kiến trúc và xây dựng đạt 79,6%, Nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 75,8%…
Thú y – Ngành học đầy triển vọng
Chủ tịch HĐQT của 1 tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thuốc thú y cho biết: “Chúng tôi tuyển một kế toán, trả lương 6-8 triệu là tuyển được 1 người giỏi, còn tuyển 1 người học chăn nuôi Thú y, trả lương 20 triệu, vẫn bị… bấp bênh”.
Thực tế cho thấy, lương khởi điểm của một bác sĩ hoặc kỹ sư Thú y mới ra trường là 8 triệu đồng 1 tháng và tăng theo kinh nghiệm cũng như kỹ năng. Vì nguồn đào tạo khan hiếm cùng với nhu cầu nhân lực chất lượng cao, Rất nhiều doanh nghiệp ngành Thú y hiện nay sẵn sàng thảo luận mức lương trên 20 triệu đồng/tháng cho vị trí kỹ sư Thú y.
Ngành Thú y là ngành học đào tạo BS thú y chuyên chăm sóc và chữa bệnh cho thú nuôi. Ngành này đào tạo về những kỹ năng chuyên môn về thú y, chẩn đoán, phòng trị bệnh, các thao tác trong thí nghiệm về vật nuôi. Giúp sinh viên biết sử dụng các loại thuốc, hóa chất, dược phẩm, vaccine để phòng bệnh cho chúng.
Học ngành Thú y, SV sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng như: Biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccine phòng trị bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; nắm bắt luật thú y, thị trường thuốc, chăn nuôi… Đồng thời học ngành Thú y sẽ hiểu chuyên sâu về bệnh học, về ngoại khoa, giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản…
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Thú y. Nếu học sinh có mong muốn trở thành bác sĩ Thú y, có thể tham khảo các trường: ĐH Lâm nghiệp; ĐH Lương Thế Vinh… và một số trường đại học, cao đẳng khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét